Sản phẩm - Công nghệ

Core Switch là gì? So sánh Core Switch và Access Switch

Lớp lõi, lớp phân phối và lớp truy cập là các thành phần của mô hình liên kết mạng phân cấp Cisco. Theo đó, các thiết bị chuyển mạch hoạt động trong các lớp này được đặt tên tương ứng với các lớp: Core Switch, Distribution Switch và Access Switch. Bài viết này, DNG Corp sẽ tập trung cung cấp cho độc giả thông tin chi tiết về Core Switch và Access Switch có gì khác nhau. 

Tìm hiểu khái quát về Core Switch và Access Switch

Core Switch và Access Switch là hai loại thiết bị chuyển mạch đóng vai trò quan trọng trong hệ thống mạng. Tuy chúng cùng có nhiệm vụ hỗ trợ kết nối các thiết bị trong mạng nhưng lại phân chia thành hai loại khác nhau. Dưới đây, DNG Corp sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về từng loại chuyển mạch này.

Core Switch là gì?

Core Switch hay chuyển mạch lõi là thiết bị cao cấp nằm ở lớp lõi của cơ sở hạ tầng mạng, đóng vai trò là điểm kết nối trung tâm đảm bảo liên lạc có độ trễ thấp và băng thông cao giữa các phân đoạn khác của mạng. Điều này giúp mang lại hiệu suất cao cho toàn bộ mạng tại doanh nghiệp. Hơn nữa, chuyển mạch lõi có khả năng mở rộng cao bằng cách thêm nhiều cổng hoặc mô đun.

=> Xem thêm về Phân biệt tính năng Switch quản lý và Switch không quản lý

Bộ chuyển mạch lõi được coi là xương sống của mạng phân lớp. Các bộ chuyển mạch này chịu trách nhiệm định tuyến và chuyển đổi dữ liệu ở lớp lõi của mạng. Dữ liệu khi đã được định tuyến và chuyển mạch bằng Core Switch sẽ chuyển tiếp đến các lớp dưới của mạng là lớp phân phối và lớp truy cập. Đồng nghĩa với việc, hiệu suất của toàn bộ mạng phụ thuộc vào dữ liệu được định tuyến bằng bộ chuyển mạch lõi. 

Core Switch là gì

Core Switch là gì

Trong hệ thống mạng, người ta thường sử dụng nhiều Switch ở lớp lõi để có thể truyền tải lượng lớn dữ liệu đến đúng các lớp trong hệ thống phân cấp. Ngoài ra, điều này còn để ngăn chặn sự quá tải của các gói dữ liệu. Nếu có quá nhiều gói dữ liệu ở các lớp phân phối và lớp truy cập thì luồng dữ liệu có thể sẽ gây ra trục trặc ngược trở lại lớp lõi. Vì vậy, các nhà quản trị mạng nên ưu tiên lựa chọn các bộ Core Switch có dung lượng cao để hạn chế tình trạng này.

Access Switch là gì?

Access Switch hay còn gọi là bộ chuyển mạch truy cập là thiết bị chuyển mạch kết nối lớp truy cập với các mạng con trong hệ thống mạng doanh nghiệp. Các mạng con này được tích hợp với các thiết bị truy cập như bộ định tuyến, thiết bị IP, bảng điều khiển và giám sát,… 

Tại lớp truy cập của mạng phân cấp, Switch truy cập sẽ tập hợp dữ liệu và đẩy lên lớp phân phối. Bộ chuyển mạch truy cập thường sở hữu các tính năng cơ bản như thiết lập cấu hình cổng Ethernet kết nối thiết bị mạng, cấu hình mạng LAN ảo để tách các luồng truyền thông, cấu hình STP ngăn chặn tạo ra các vòng lặp mạng và các tính năng an toàn bảo mật khác để bảo vệ hệ thống mạng của doanh nghiệp.  

Access Switch là gì

Access Switch là gì

Thông số quan trọng của Core Switch và Access Switch

Nội dung tiếp theo đây là một số thông số quan trọng của Core Switch và Access Switch mà người dùng cần lưu ý khi lựa chọn sản phẩm để thiết lập một hệ thống mạng doanh nghiệp hiệu quả.

Thông số của Core Switch

Do tầm quan trọng của thiết bị chuyển mạch lõi trong kiến trúc mạng phân tầng, nên chất lượng và hiệu suất của các Switch này phải được đảm bảo. Để chắc chắn các thiết bị có thể thực hiện được tác vụ của lớp lõi hoặc ngăn chặn tình trạng sập lớp lõi, chúng ta cần xem xét kỹ một số thông số sau của chuyển mạch lõi:

  • Tốc độ chuyển tiếp: Tốc độ chuyển tiếp là thông số quan trọng cần xem xét đầu tiên khi lựa chọn thiết bị chuyển mạch lõi. Thông số này cho người dùng biết được số lượng gói dữ liệu được truyền bất cứ lúc nào. Vì các Core Switch chịu trách nhiệm truyền tải một lượng lớn dữ liệu nên cần khả năng chuyển tiếp cao. 
  • Chất lượng dịch vụ: QoS cho phép phát hành chiến lược truyền tải các gói dữ liệu. Với hệ thống mạng yêu cầu cao và lượng dữ liệu truyền qua lớp lõi rất lớn nên QoS có nhiệm vụ truyền các gói có chọn lọc. Điều này, giúp các dữ liệu quan trọng được truyền đi trước và dữ liệu ít quan trọng sẽ truyền sau. 
  • Dự phòng: Thông số này của thiết bị giúp ngăn chặn các sự cố đột ngột. Có thể sử dụng quạt làm mát hoặc các mô đun cấp nguồn để giúp tăng cường khả năng dự phòng.  
  • Số lượng cổng kết nối: Cần lựa chọn Core Switch có số lượng cổng đủ để kết nối với các mạng con và mạng lõi. Thông thường, chuyển mạch lõi có số cổng nhiều hơn thiết bị chuyển mạch truy cập và chuyển mạch phân phối. 
  • Khả năng định tuyến: Chuyển mạch lõi nên có khả năng định tuyến để cho phép kết nối các mạng con với nhau hiệu quả. 
  • Tính linh hoạt và tin cậy: Nên lựa chọn các Switch lõi có tính linh hoạt để có thể đảm bảo các nhu cầu thiết lập mạng trong tương lai. Đồng thời, thiết bị cũng cần phải có tính tin cậy để chắc chắn rằng mạng hoạt động ổn định, không bị gián đoạn.
  • Khả năng tương thích thiết bị: Trong hệ thống mạng, một thiết bị chuyển mạch lõi có thể không đủ. Để thiết lập chuyển mạch nhiều lõi, lớp core cần phải được thu gọn. Vì vậy, cấu trúc liên kết của mạng có thể không giống nhau. Theo đó, chuyển mạch lõi có thể sẽ không tương thích với cấu trúc liên kết được áp dụng.
  • Tuân thủ các giao thức Ethernet: Vì mạng Ethernet được xây dựng theo tiêu chuẩn IEEE và các thiết bị trong mạng cũng hoạt động dựa trên tiêu chuẩn trên. Do đó, chuyển mạch lõi cũng phải hoạt động tuân thủ các giao thức Ethernet đang được sử dụng khi thực hiện xây dựng hệ thống mạng. 

Thông số của Access Switch

Lớp truy cập là lớp có lượng tương tác nhiều nhất trong mạng phân cấp. Nên cần lưu ý các thông số sau của Access Switch:

  • Mật độ cộng: Là số lượng cổng kết nối trên các Switch truy cập. Vì các chuyển mạch truy cập được liên kết trực tiếp với mạng con và các thiết bị mạng của end user nên việc thiết bị có mật độ cổng lớn là điều cần thiết. Mật độ cổng càng cao thì số lượng Switch truy cập được sử dụng trong lớp truy cập càng thấp.
  • Tốc độ cổng nhanh: Các chuyển mạch truy cập thường có tốc độ truyền dữ liệu là 10/ 100/ 1000 Mbps. Mỗi hoạt động mạng khác nhau sẽ có yêu cầu tốc độ cổng khác nhau. Với nhu cầu truyền Gigabit tốc độ cao ngày càng gia tăng, các cổng của Access Switch yêu cầu khả năng truyền tải dữ liệu tốc cao đến các thiết bị mạng con. 
  • Quản lý và cài đặt tiện lợi: Vì nhiều bộ chuyển mạch truy cập được tích hợp vào lớp truy cập hoặc khi mở rộng mạng cần bổ sung thêm các thiết bị Switch truy cập nên yếu tố cần thiết lúc này là khả năng quản lý và cài đặt dễ dàng khi cần thiết. 
  • Tính bảo mật cao: Trường hợp bị xâm nhập trái phép từ bên thứ ba thông qua lớp truy cập là rất cao vì nó có thể được truy cập dễ dàng. Vì vậy, Access Switch nên được triển khai các giao thức bảo mật như: kiểm soát truy cập, bảo vệ nguồn IP, bảo vệ DoS,…
  • Khả năng tương thích thiết bị: Để truyền dữ liệu hiệu quả, khả năng tương thích của chuyển mạch truy cập với thiết bị end user là rất quan trọng. 

So sánh khác biệt giữa Switch lõi và Switch truy cập

Để so sánh sự khác biệt giữa 2 dòng sản phẩm Core Switch và Access Switch, chúng ta có thể so sánh trên các tiêu chí sau:

Theo tính năng sản phẩm: Chuyển mạch lõi được ví như “xương sống” trong hệ thống mạng doanh nghiệp. Khi nhu cầu về tốc độ làm việc và bảo mật ngày càng lớn, cần định tuyến giữa các mạng LAN ảo trong cùng kiến trúc mạng thì Core Switch là giải pháp để giải quyết vấn đề đó. Trong khi đó, chuyển mạch truy cập được dùng để kết nối cổng đến từng máy khách. 

Theo mô hình phân tầng của Cisco: Tuy cùng nằm trong một hệ thống mạng, nhưng hai dòng Switch này được hoạt động ở các tầng khác nhau. Chuyển mạch lõi nằm ở tầng trên cùng thực hiện truyền tải lượng dữ liệu khổng lồ với tốc độ cao nhưng vẫn đảm bảo độ ổn định và tin cậy. Còn chuyển mạch truy cập hoạt động đơn giản hơn, chủ yếu cung cấp kết nối cho các Desktop Layer. Đồng thời thực hiện các chức năng điều khiển truy cập và chính sách từ lớp phân phối. Tạo ra các miền xung đột riêng biệt nhờ các Switch thay vì Hub hoặc Bridge. 

Khác biệt giữa chuyển mạch lõi và chuyển mạch truy cập

Khác biệt giữa chuyển mạch lõi và chuyển mạch truy cập

Tóm lại, có ba điểm khác nhau cơ bản giữa hai dòng sản phẩm này là:

  • Chuyển mạch lõi là thiết bị quan trọng và cần thiết trong mỗi hệ thống mạng để quyết định tốc độ truyền cũng như các tính năng quản lý nâng cao.
  • Tuy nhiên với hệ thống mạng quá đơn giản gồm một máy chủ và ít máy con, chúng ta có thể sử dụng chuyển mạch truy cập hoặc chuyển mạch phân phối để thực hiện chức năng của chuyển mạch lõi.
  •  Trọng mạng vừa và nhỏ, chỉ cần một Core Switch hoạt động, nhưng lớp truy cập có thể sử dụng nhiều Access Switch khác nhau. 

Trên đây, là toàn bộ thông tin về sự khác biệt giữa hai dòng thiết bị Core Switch và Access Switch mà chúng tôi muốn đưa đến cho độc giả. Nếu có bất kỳ thắc mắc hay nhu cầu về thiết bị chuyển mạch, hãy liên hệ ngay với DNG Corp qua Hotline 0983 959 796/ 0988 712 159 để được hỗ trợ chi tiết nhất.