Sản phẩm - Công nghệ

Phân biệt tính năng Switch quản lý và Switch không quản lý

Bộ chuyển mạch là một phần quan trọng trong cấu hình mạng, hỗ trợ kết nối cũng như liên lạc trên các mạng cục bộ. Trên thị trường hiện nay có nhiều loại Switch khác nhau, mỗi loại được sử dụng với từng mục đích, nhu cầu riêng. Bài viết này, DNG Corp sẽ cung cấp rõ ràng đến cho độc giả về phân biệt tính năng Switch quản lý và Switch không quản lý để giúp các quản trị viên có thể kiểm soát tốt hơn đồng thời ưu chi phí khi xây dựng hệ thống mạng doanh nghiệp.

Switch Managed và Switch Unmanaged 

Hiện nay, Switch Managed và Switch Unmanaged là hai loại Switch được sử dụng phổ biến. Switch Managed cho phép người dùng kiểm soát mạng và các khung dữ liệu tốt hơn. Switch Unmanaged cho phép các thiết bị được kết nối với nhau ở dạng cơ bản nhất. Dưới đây, DNG Corp sẽ thông tin chi tiết đến bạn về Switch Managed và Switch Unmanaged là gì? 

Switch Managed là gì?

Switch Managed hay được gọi là bộ chuyển mạch quản lý là thiết bị cho phép người dùng điều khiển từng cổng trên bộ chuyển mạch theo bất kỳ cài đặt nào, để có thể quản lý, định cấu hình và giám sát mạng theo nhiều cách, đáp ứng mọi nhu cầu doanh nghiệp. Hơn nữa, Switch quản lý cung cấp khả năng kiểm soát tốt hơn về cách các dữ liệu truyền qua mạng và người có thể truy cập dữ liệu đó. 

Các thiết bị chuyển mạch quản lý thường cung cấp giao thức quản lý mạng đơn giản (SNMP), hỗ trợ theo dõi trạng thái của bộ chuyển mạch và các cổng chuyển mạch riêng lẻ. Đồng thời, chúng sẽ cung cấp số liệu thống kê cho người dùng như lưu lượng truy cập, phát hiện lỗi mạng và trạng thái của cộng. Từ đó, các nhà quản trị mạng có thể theo dõi theo thời gian thực và sử dụng chúng để khắc phục sự cố cũng như tối ưu dung lượng mạng.

=> Xem thêm Switch mạng nào tốt nhất?

Các cổng của thiết bị Managed Switch có thể định cấu hình dưới dạng trung kế (Trunks). Đây là một quy trình gắn thẻ cho các khung dữ liệu bằng ID VLAN và vận chuyển nhiều khung VLAN qua một liên kết. Trong đó, cổng trung kế (Trunk ports) được sử dụng để kết nối hai Switch với nhau hoặc một Switch với máy chủ VM yêu cầu quyền truy cập vào nhiều VLAN. Nhờ đó, quản trị viên có thể kết hợp nhiều cổng ảo để tạo thành các liên kết tổng hợp cổng vận chuyển với tốc độ gấp nhiều lần so với liên kết đơn lẻ.

Managed Switch là gì

Managed Switch là gì

Ngoài ra, Switch Managed thường được trang bị bảng điều khiển để cho phép truy cập từ xa thông qua các dòng lệnh hoặc giao diện web. Do đó, người dùng có thể thực hiện các thay đổi hoặc hiệu chỉnh cấu hình từ các vị trí địa lý khác nhau.   

Switch Unmanaged là gì?

Switch Unmanaged hay chuyển mạch không được quản lý là thiết bị chuyển mạch sử dụng các cổng tự động thương lượng để xác định các tham số như tốc độ dữ liệu. Đồng thời qua đó, chúng có thể chuyển đổi giữa hai chế độ bán song công và song công hoàn toàn. Các Switch không quản lý không được hỗ trợ về mạng LAN ảo (VLAN). Do vậy, tất cả các thiết bị chuyển mạch đều thuộc cùng một miền quảng bá.

Chuyển mạch không được quản lý không có nhiều tính năng và cách thức hoạt động vô cùng đơn giản, người dùng chỉ cần cắm và chạy mà không cần bất kỳ thao tác cấu hình phức tạp nào. Vì vậy, dòng thiết bị này phù hợp với hệ thống mạng có ít thiết bị kết nối như mạng gia đình, văn phòng nhỏ.

Vì Switch Unmanaged chỉ hỗ trợ những tính năng kết nối cơ bản nên chúng không có cung cấp thống kê tốc độ dữ liệu hay cấp quyền truy cập vào hệ thống. Tuy nhiên, chúng vẫn cho phép người dùng theo dõi địa chỉ MAC và các cổng chuyển mạch tương ứng và địa chỉ MAC nhận được. 

Unmanaged Switch là gì

Unmanaged Switch là gì

So sánh điểm khác nhau của Switch quản lý và Switch không quản lý 

Khi so sánh điểm khác nhau giữa Switch quản lý và Switch không quản lý chúng ta cần xem xét đến ba tiêu chí dưới đây:

1. Tính năng sử dụng

Yếu tố đầu tiên khi phân biệt tính năng Switch quản lý và Switch không quản lý là khả năng kiểm soát và hiệu suất truyền tải. Với các tính năng nâng cao được trang bị, Switch quản lý chắc chắn có hiệu suất truyền tải vượt trội hơn Switch không quản lý. Về khả năng kiểm soát, chuyển mạch quản lý cho phép người dùng thay đổi thiết lập theo nhiều cách khác nhau, đồng thời cho phép truy cập từ xa. Trong khi đó, chuyển mạch không quản lý được sử dụng đơn giản là cắm và chạy. 

Ngoài ra, Switch quản lý khác biệt so với Switch không quản lý là được trang bị thêm các tính năng thông minh như:

  • Hỗ trợ giao thức STP để dự phòng chuyển đổi và liên kết mà không tạo vòng lặp. 
  • Cung cấp khả năng thực hiện QoS.
  • Hỗ trợ VLAN.
  • Giới hạn tốc độ băng thông.

Tuy nhiên, vì Switch không quản lý cung cấp bảng địa chỉ MAC, nên giúp hạn chế các xung đột xảy ra và giảm bớt tổng số chương trình phát sóng truyền đi. 

Phân biệt tính năng Switch quản lý và Switch không quản lý

Phân biệt tính năng Switch quản lý và Switch không quản lý

2. Tính bảo mật

Managed Switch được thiết lập các tính năng bảo mật thông minh như xác thực 802.1X, bảo mật cổng và VLAN riêng. Còn Unmanaged Switch không có khả năng này.  

3. Chi phí sử dụng

Switch quản lý được trang bị nhiều tính năng nâng cao thông minh hơn nên giá thành cũng sẽ đắt hơn rất nhiều so với Switch không quản lý. Tuy nhiên, khi lựa chọn thiết bị Enterprise Switches chúng ta nên ưu tiên sản phẩm phù hợp với nhu cầu và mô hình quản lý mạng của doanh nghiệp. 

Nên dùng Switch được quản lý hay không được quản lý?

Các thiết bị chuyển mạch không được quản lý là lựa chọn phù hợp và tối ưu chi phí nhất cho hệ thống mạng nhỏ, đơn giản với ít thiết bị kết nối và không có nhu cầu cấp thiết về tính bảo mật. 

Đối với các hệ thống mạng lớn yêu cầu độ tin cậy và khả năng bảo mật cao, chuyển mạch quản lý là lựa chọn phù hợp bởi tính linh hoạt và khả năng kiểm soát mạnh mẽ của chúng. Các hệ thống mạng này thường được sử dụng cho các tập đoàn lớn, tổ chức chính phủ,… 

Như vậy, trên đây chúng tôi đã đưa đến cho độc giả cái nhìn chi tiết về phân biệt tính năng Switch quản lý và Switch không quản lý. Để được tư vấn chi tiết nhất về các thiết bị chuyển mạch, vui lòng liên hệ với DNG Corp – Đơn vị phân phối ủy quyền chính hãng của thương hiệu Switch nổi tiếng Soltech qua Hotline 0983 959 796/ 0988 712 159 hoặc Email: sales@dngcorp.vn.