Switch Layer 3 chắc hẳn là sản phẩm không còn xa lạ gì đối với những người đang quản lý hệ thống mạng tại các doanh nghiệp, tổ chức. Vậy Switch Layer 3 là gì? Switch Layer 2 và Layer 3 có gì khác biệt? Hãy cùng DNG Corp làm rõ hơn trong bài viết dưới đây.
Switch Layer 3 là gì?
Switch Layer 3 là bộ chuyển mạch nhiều lớp, cũng là một thiết bị phần cứng chuyên dụng có nhiều điểm chung với bộ định tuyến truyền thống. Switch L3 hỗ trợ các giao thức định tuyến và kiểm tra các gói thông tin, đưa ra các quyết định định tuyến quan trọng.
Tìm hiểu Switch Layer 3 là gì?
Tính năng của Switch L3
Kế thừa các tính năng của Switch Layer 2, L3 Switch được phát triển thêm nhiều tính năng mới nổi bật hơn:
- Hiệu suất trên hai lớp OSI: Layer 2 và Layer 3
- Thường có các mẫu cổng Ethernet 24 hoặc 48, tuy nhiên không có giao diện WAN
- Kết nối các thiết bị trong cùng một mạng con
- Sử dụng thuật toán chuyển đổi đơn giản
- Giao thức định tuyến không phức tạp
Switch L3 hoạt động như thế nào?
L3 Switch được hoạt động theo hai hình thức chính là chuyển mạch cắt ngang và chuyển mạch theo từng gói.
Với hình thức chuyển mạch ngắt ngang, Switch L3 chỉ xem xét gói thông tin đầu tiên của một loại các gói để xác định địa chỉ IP đích của nó, sau đó chuyển các gói còn lại bằng địa chỉ MAC của chúng, từ đó giúp tăng tốc độ truyền dữ liệu
Còn với hình thức chuyển mạch theo từng gói, Switch Layer 3 sẽ xem xét từng gói thông tin để xác định địa chỉ IP của nó. Switch này hoạt động như một bộ định tuyến tốc độ cao với chức năng định tuyến được tích hợp trong phần cứng thay vì phần mềm.
=> Xem thêm: Phần mềm quản lý camera Hikvision phổ biến hiện nay
Switch Layer 2 là gì?
Switch Layer 2 được hiểu là thiết bị chuyển mạch dùng để kết nối với các thiết bị đầu cuối nhằm cung cấp kết nối mạng cho các thiết bị nội bộ như: máy tính, laptop, máy in, server,…
Có sự khác nhau nào giữa Switch Layer 2 và 3?
Switch Layer 2 và Switch Layer 3 đều là thiết bị chuyển mạch, tuy nhiên hai loại switch này có những điểm khác nhau mà người dùng cần lưu ý.
Khác biệt đầu tiên là về giá thành, Switch Layer 2 thương có giá thành thấp hơn Switch Layer 3. Ngoài ra, hai loại switch có sự khác nhau về thiết lập và cấu hình ban đầu. Switch Layer 2 sẽ được thiết lập và quản lý dễ dàng hơn mà không yêu cầu về cấu hình nâng cao.
Sự khác nhau giữa Switch Layer 2 và Layer 3
Tuy nhiên, về khả năng định tuyến, Switch Layer 3 cho phép định tuyến giữa các phân đoạn mạng khác nhau, trong khi Switch Layer 2 sẽ hạn chế khả năng định tuyến hoặc không có trong các phân đoạn mạng như VLANs. Đồng thời, tốc độ truyền tải dữ liệu của Switch L3 nhanh chóng hơn Switch Layer 2.
Nên sử dụng Switch Layer 3 của hãng nào?
Sau thời gian dài sử dụng, Switch Layer 2 dần bộc lộ nhiều hạn chế, dẫn đến sự phát triển và nghiên cứu ra sản phẩm Switch L3 để trở thành lựa chọn hàng đầu của doanh nghiệp. Vậy, Switch Layer 3 có những lợi ích gì và nhược điểm gì? Nên dùng sản phẩm của hãng nào là tốt nhất?
Switch Layer 3 có lợi ích gì?
Switch L3 được sử dụng tối ưu cho hệ thống mạng lớn, phức tạp, đem lại những lợi ích nổi trội sau:
- Hỗ trợ định tuyến giữa các VLAN
- Tăng cường cách ly lỗi
- Hợp lý hóa quản lý an ninh
- Giảm thiểu tốt nhất khối lượng lưu lượng phát sóng
- Giảm bớt quá trình cấu hình cho các VLAN
- Phân tách các bảng định tuyến, nhờ đó mà phân chia được lưu lượng sử dụng tốt hơn
- Hỗ trợ người dùng tính toán lưu lượng và cho khả năng mở rộng với tốc độ cao
- Không cần thực hiện thêm bước nhảy khi đi qua bộ định tuyến nên cho độ trễ mạng thấp hơn các Switch phiên bản cũ.
Switch Layer 3 có nhược điểm gì không?
Bên cạnh những ưu điểm nổi trội đã nêu trên, Switch Layer có một số nhược điểm sau:
- Chi phí: Chi phí cho Switch Layer 3 cao hơn so với Switch Layer 2. Hơn nữa việc định cấu hình cho L3 Switch sẽ phức tạp hơn nên chi phí cũng sẽ đắt hơn. Do vậy, Switch L3 sẽ phù hợp với doanh nghiệp lớn với hệ thống mạng và thiết bị nhiều, phức tạp.
- Khả năng WAN: Switch Layer thiếu chức năng WAN, do đó để định tuyến lưu lượng trong và ngoài tổ chức, chúng ta cần có cả bộ L3 Switch và bộ định tuyến truyền thống.
- Tính linh hoạt: Vì các Switch L3 định tuyến ở lớp truy cập nên mỗi VLAN sẽ được gắn với một Switch. Điều này đòi hỏi người dùng cần lập kế hoạch cẩn thận để ngăn chặn một VLAN sử dụng nhiều thiết bị chuyển mạch.
Hiện nay, rất nhiều thiết bị Switch L3 đã được đưa ra thị trường. Tuy nhiên, là một người tiêu dùng thông thái, chúng ta nên sử dụng sản phẩm chất lượng đến từ các thương hiệu nổi tiếng như: Soltech. Một số sản phẩm Switch L3 nổi trội của Soltech là: SFC5200A, SFC9248T,…
Nên sử dụng Switch Layer 3 của thương hiệu nổi tiếng Soltech
Giải pháp quản lý Switch hiệu quả với DNG Corp
DNG Corp tự hào là đối tác chiến lược hàng đầu tại Việt Nam của các thương hiệu công nghệ nổi tiếng như Soltech. DNG tự tin đem đến cho doanh nghiệp của bạn giải pháp quản lý Switch để tối ưu nhất chi phí và hiệu quả sử dụng.
Liên hệ ngay với DNG Corp qua hotline: 0983 959 796/ 0988 712 159, email: sales@dngcorp.vn hoặc fanpage DNG để được tư vấn, lắp đặt và bảo hành Switch toàn diện.