Sản phẩm - Công nghệ

Switch layer 2 có chia được VLAN không?

Switch Layer 2 là thiết bị chuyển mạch được lựa chọn sử dụng để đem lại hiệu quả kết nối trong hệ thống mạng của các doanh nghiệp, tổ chức. Nhưng cũng có nhiều người đặt ra câu hỏi rằng liệu Switch Layer 2 có chia được VLAN không? Trong bài viết dưới đây, DNG Corp sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này.

Switch layer 2 là gì?

Switch Layer 2 là một thuật ngữ kỹ thuật của thiết bị chuyển mạch giúp chuyển tiếp các gói thông tin dữ liệu trong hệ thống mạng LAN – mạng cục bộ. Thiết bị này hoạt động ở lớp 2 là lớp liên kết dữ liệu của mô hình TCP/IP.

Trong hệ thống mạng, L2 Switch sẽ sử dụng địa chỉ MAC nhằm xác định đường dẫn qua các khung – nơi sẽ được chuyển tiếp dữ liệu để thực hiện nhiệm vụ truyền tải thông tin giữa các nút mạng kề nhau trong mạng cục bộ hoặc một mạng diện rộng.

Thiết bị Switch Layer 2 là lựa chọn hàng đầu của các doanh nghiệp sử dụng cho hệ thống mạng tại văn phòng hoặc chi nhánh có sử dụng hạ tầng mạng Switch Access trong mạng LAN.

Switch Layer 2 có nghĩa là gì?

L2 Switch có nghĩa là gì?

Tính năng của Switch layer 2

Switch Layer 2 là loại Switch sở hữu các tính năng hữu ích cần thiết nhất cho việc kết nối và truyền tải tín hiệu của hệ thống mạng một cách hiệu quả. Cùng DNG Corp tìm hiểu các tính năng này của sản phẩm. 

L2 Switch phụ trách chuyển mạch dựa trên lớp liên kết số 2 – lớp dữ liệu OSI. Đồng thời chúng sẽ sử dụng địa chỉ MAC, từ đó có thể xác định hướng đi của gói dữ liệu được chính xác hơn.

Hơn nữa, khi dữ liệu truyền đi thì L2 Switch cũng cho phép người dùng check được lỗi trên mỗi khung truyền nhận này.

Ngoài ra, thiết bị còn có khả năng tự động tìm kiếm các địa chỉ MAC thông qua phương thức sao chép địa chỉ tại mỗi khung nhận rồi sau đó duy trì địa chỉ MAC đó tại các bảng chuyển tiếp.

So sánh Switch layer 2 với Switch layer 3

Switch Layer 2 và Switch Layer 3 đều là các thiết bị chuyển mạch quan trọng trong hệ thống mạng. Nhưng hai loại thiết bị này cũng có sẽ có những điểm khác biệt.  

Khác nhau lớn nhất của 2 loại Switch Layer 3 và Layer 2 đó chính là phương pháp định tuyến. L2 Switch chỉ có khả năng định tuyến cùng loại VLAN, trong khi đó loại Layer 3 sẽ định tuyến được liên VLAN. Bên cạnh đó, Switch Layer 3 có nhiều cải tiến hơn Layer 2, do đó cho khả năng truyền tải dữ liệu nhanh hơn, đảm bảo an toàn về bảo mật hơn, nhưng bù lại sẽ tốn kém chi phí hơn rất nhiều.

Switch Layer 2 và Layer 3 có khác biệt trong phương thức định tuyến

Switch Layer 3 và Layer 2 có khác biệt trong phương thức định tuyến

Trong quá trình sử dụng, các doanh nghiệp sẽ sử dụng cả hai loại Switch Layer 3 và 2 để tạo ra hệ thống mạng toàn diện nhất. 

Switch layer 2 có chia được vlan không?

VLAN được biết đến là tên gọi để chỉ mạng LAN ảo, dùng để tạo lập ra các mạng LAN độc lập theo logic trên cùng hạ tầng kiến trúc vật lý. Vậy Switch Layer 2 có chia được VLAN không? Câu trả lời cho câu hỏi này là có, bởi một trong các tính năng của L2 Switch là chia VLAN. 

Tuy nhiên, chúng ta chỉ có thể chia VLAN khi dùng Switch Layer 2 Managed. Còn với Switch Layer 2 Unmanaged thì chúng ta không chia được VLAN mà thay vào đó sẽ phải cần thêm các thiết bị Switch khác hỗ trợ.

Switch Layer 2 có chia được VLAN không được nhiều người thắc mắc

Switch Layer 2 có chia được VLAN không?

Ứng dụng của Switch layer 3 và layer 2

Ở trên chúng ta đã biết liệu Switch Layer 2 có chia được VLAN không?. Sau đây chúng ta sẽ đi tìm hiểu ứng dụng của 2 loại này. Thực tế, hai loại Switch này sẽ được ứng dụng khác nhau bởi chúng có những ưu và nhược điểm khác nhau.

Ưu và nhược điểm L2 Switch

Dưới đây là một số ưu nhược điểm của L2 Switch:

Ưu điểm:

  • Giúp hệ thống chuyển tiếp các gói thông tin dựa trên MAC duy nhất tại mỗi trạm đầu cuối.
  • Dễ dàng lấy thông tin ra với tốc độ truyền tải nhanh chóng.
  • Triển khai đơn giản, giá thành tiết kiệm.
  • Không tốn thời gian thiết lập và quản lý.
  • Mức độ bảo mật được cải thiện với độ trễ thấp.
  • Cung cấp khả năng kế toán luồng.

Nhược điểm:

  • Chức năng chuyển tiếp các gói thông tin của L2 Switch được thực hiện truyền thống, không thể áp dụng các tính năng nâng cao khác.
  • Không hỗ trợ khả năng định tuyến cho các gói khi dựa vào địa chỉ IP.
  • Không đảm bảo tốc độ truyền dữ liệu khi người dùng sử dụng Voice over IP. 

Ưu và nhược điểm switch layer 3

Một số ưu nhược điểm của L3 Switch:

Ưu điểm:

  • Xác định được chính xác đường dẫn đến mạng đích bởi sử dụng địa chỉ một cách logic.
  • Khả năng chuyển tiếp các gói dữ liệu thông minh.
  • Cho phép người dùng bật bộ định tuyến để có thể liên kết nhanh chóng với các mạng con khác nhau trong hệ thống mạng.
  • Kiểm soát an toàn bảo mật được tăng cường giúp hạn chế tối ưu các thiết lập trái phép.
  • Cung cấp khả năng phân chia một mạng thành nhiều mạng VLAN.
  • Đảm bảo dữ liệu được truyền tải nhanh chóng nhất với độ trễ tối thiểu.

Nhược điểm:

  • Để có thể chuyển mạch ở lớp 3, cần phải sử dụng thêm nguồn điện và bộ nhớ xử lý.
  • Tốn chi phí hơn so với loại L2 Switch.
  • Bắt buộc phải thiết lập và quản lý.

DNG Corp – nhà phân phối switch layer uy tín chất lượng tại Việt Nam

DNG Corp sở hữu nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực cung cấp các giải pháp ICT cho doanh nghiệp, tổ chức, dự án. Chúng tôi tự tin là nhà phân phối chính hãng các sản phẩm Switch Layer uy tín, chất lượng hàng đầu tại Việt Nam của các thương hiệu nổi tiếng như Soltech. Điển hình trong các sản phẩm Switch của Soltech mà chúng tôi cung cấp là Switch L3, L2, POE,…

Trên đây là toàn bộ thông tin mà DNG Corp muốn gửi đến bạn về Switch Layer 2 có chia được VLAN không. Hy vọng qua đây bạn sẽ hiểu rõ hơn về loại thiết bị chuyển mạch này.

Để được tư vấn, cung cấp các sản phẩm Switch chất lượng, giá thành phải chăng hãy liên hệ với DNG Corp qua hotline 0983 959 796/ 0988 712 159 ngay từ bây giờ.